“Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.
Khi nào cần chứng nhận lãnh sự?
Để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu của Việt Nam phải được chứng nhận lãnh sự.
Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự?
- Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước.
- Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.
Ngôn ngữ, địa điểm chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự tiếng Nhật
- Ngôn ngữ sử dụng để chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là tiếng Việt và tiếng chính thức của nước nơi giấy tờ đó được sử dụng hoặc tiếng Anh, tiếng Pháp.
- Địa điểm chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là trụ sở Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự
- Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
- Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
- Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tiếng Nhật
– Phiếu đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự.
– Bản chính hoặc bản sao có công chứng giấy tờ, tài liệu đề nghị đăng ký hợp pháp hóa lãnh sự, bản dịch (nếu có).
– Một (01) bản chụp các giấy tờ, tài liệu nói trên.
– Một (01) bản chụp chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác (sau đây gọi chung là giấy tờ nhân dân) của đương sự (có xuất trình bản gốc để đối chiếu).
Thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam bao gồm:
– Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (sau đây gọi là Cục Lãnh sự).
– Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Sở Ngoại vụ);
– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác của Việt Nam được uỷ nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện Việt Nam).
Cục trưởng Cục Lãnh sự, Giám đốc Sở Ngoại vụ, người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam có quyền ký hợp pháp lãnh sự.
– Cục trưởng Cục Lãnh sự, Giám đốc Sở Ngoại vụ có thể uỷ quyền cho Trưởng phòng Hợp pháp hóa – Chứng nhận lãnh sự Cục Lãnh sự, Trưởng phòng Lãnh sự Sở Ngoại vụ ký hợp pháp hóa lãnh sự.
– Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam có thể uỷ quyền cho viên chức ngoại giao thực hiện chức năng lãnh sự hoặc viên chức lãnh sự ký hợp pháp hóa lãnh sự.
Với đội ngũ biên tập viên, nhân viên dịch thuật có kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật chuyên ngành pháp lý. Chúng Tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng về dịch vụ công chứng dịch, lãnh sự hóa tài liệu trong thời gian nhanh nhất và đảm bảo chất lượng dịch tài liệu của khách hàng.
Dịch thuật tiếng Nhật cam kết thức hiện:
- Khách hàng không phải xếp số, xếp hàng, chờ đợi.
- Phí bao gồm trọn gói phí in ấn, xếp số, phí của cơ quan nhà nước.
- Nhanh, giao nhận tân nơi.
- Xử lý mọi trường hợp khó.