Nội Dung Chính
Khi thực hiện một số thủ tục hành chính tại Việt Nam có yếu tố nước ngoài như: đăng ký kết hôn, xin nhận cha, mẹ, đổi bằng lái xe do nước ngoài cấp, xin thẻ thường trú … Cơ quan hành chính Việt Nam sẽ đề nghị người đó phải “Hợp pháp hóa lãnh sự” những giấy tờ/tài liệu có liên quan của người đó – do cơ quan nước ngoài cấp. Từ đó, những giấy tờ này mới có giá trị pháp lý tại Việt Nam.
1. Hợp pháp hóa lãnh sự tiếng Nhật là gì ?
Hợp pháp hóa lãnh sự – về mặt hình thức, là việc chứng thực chữ ký, con dấu trên các giấy tờ, tài liệu do cơ quan/tổ chức nước ngoài cấp cho đương sự và nay đương sự muốn được công nhận giá trị pháp lý của những giấy tờ/tài liệu đó để sử dụng tại Việt Nam.
Về nguyên tắc, cơ quan nhà nước Việt Nam chỉ chấp nhận xem xét các giấy tờ, tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác
2. Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tiếng Nhật
– Phiếu đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự.
– Bản chính hoặc bản sao có công chứng giấy tờ, tài liệu đề nghị đăng ký hợp pháp hóa lãnh sự, bản dịch (nếu có).
– Một (01) bản chụp các giấy tờ, tài liệu nói trên.
– Một (01) bản chụp chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác (sau đây gọi chung là giấy tờ nhân dân) của đương sự (có xuất trình bản gốc để đối chiếu).
3. Thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự tiếng Nhật
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam bao gồm:
– Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (sau đây gọi là Cục Lãnh sự).
– Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Sở Ngoại vụ);
– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác của Việt Nam được uỷ nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện Việt Nam).
Cục trưởng Cục Lãnh sự, Giám đốc Sở Ngoại vụ, người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam có quyền ký hợp pháp lãnh sự.
– Cục trưởng Cục Lãnh sự, Giám đốc Sở Ngoại vụ có thể uỷ quyền cho Trưởng phòng Hợp pháp hóa – Chứng nhận lãnh sự Cục Lãnh sự, Trưởng phòng Lãnh sự Sở Ngoại vụ ký hợp pháp hóa lãnh sự.
– Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam có thể uỷ quyền cho viên chức ngoại giao thực hiện chức năng lãnh sự hoặc viên chức lãnh sự ký hợp pháp hóa lãnh sự.
4. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp:
– Phiếu đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự (theo mẫu).
– Bản chính hoặc bản sao có công chứng giấy tờ, tài liệu đề nghị đăng ký hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, bản dịch (nếu có);
– Một (01) bản chụp các giấy tờ, tài liệu nói trên;
– Một (01) bản chụp chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác (sau đây gọi chung là giấy tờ nhân dân) của đương sự (có xuất trình bản gốc để đối chiếu).
5. Dịch vụ tư vấn hợp pháp hóa lãnh sự tại Dịch thuật và Phiên dịch tiếng Nhật:
– Tư vấn về thẩm quyền thực hiện
– Tư vấn về hồ sơ, thủ tục thực hiện, thời gian, chi phí.
– Đại diện ủy quyền trực tiếp chuẩn bị giấy tờ và tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng
– Giải quyết những thắc mắc, vướng mắc phát sinh của cơ quan nhà nước
– Nhận và trả kết quả cho Quý khách hàng theo cam kết về thời gian.
6. Các dịch vụ hỗ trợ hợp pháp hóa lãnh sự cho quý khách:
– Dịch thuật, công chứng, sao y bản chính cho quý khách.
– Tư vấn về thủ tục xin visa, hộ chiếu, thẻ tạm trú.
– Làm Lý Lịch Tư Pháp
Tư vấn các thủ tục pháp lý có liên quan theo yêu cầu khác.
Các dịch vụ tư vấn này hỗ trợ hoàn toàn miễn phí, giúp quý khách thực hiện được thủ tục nhanh chóng và tiện ích.
Với đội ngũ luật sự giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật chuyên ngành pháp lý. Chúng Tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng về dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự trong thời gian nhanh nhất và đảm bảo chất lượng nhất.