Lower third là gì? Chyron là gì?

Nội Dung Chính

Thuật ngữ “lower third” và “chyron” xuất hiện khá thường xuyên trong suốt quá trình dịch thuật phụ đề video. Cả hai định nghĩa đều có lịch sử lâu dài, và hơi khác về cách sử dụng, nhưng việc có chút hiểu biết về chúng là khá cần thiết nếu bạn tham gia vào một dự án dịch phim.

Địa chỉ dịch thuật công chứng uy tín, địa chỉ dịch thuật công chứng chuyên nghiệp, dịch thuật công chứng ở đâu Sài Gòn tốt nhất

Bài viết này sẽ tập trung vào “lower third” và “chyron” cũng như chúng ảnh hưởng như thế nào trong quá trình dịch thuật phụ đề.

“Lower third” là gì?

Trong lĩnh vực video, cụm từ “lower third” có thể mang hai nghĩa:

  1. 1/3 ở phía dưới của màn hình video. Giả sử như chia màn hình video thành ba phần từ trên xuống dưới – chúng ta sẽ có phần trên cùng, phần ở giữa và 1/3 ở phía dưới khung hình. Trong ảnh chụp lại màn hình của kịch bản e-Learning trên đây, chúng tôi đã chia màn hình thành ba phần với những đường phân cách màu đỏ, và đánh dấu từng phần. Phần được đánh số 3 chính là 1/3 phía dưới, hay lower third.
  2. Bất kỳ tiêu đề nào xuất hiện ở 1/3 phía dưới màn hình. Bởi vì thông thường, người nói trong video sẽ xuất hiện ở hai phần phía trên của màn hình (vị trí mà khuôn mặt xuất hiện trọn vẹn nhất trong hầu hết các sản phẩm), nên hầu như các tiêu đề và phụ đề được chạy trong suốt quá trình người nói trình bày, thường sẽ được đặt ở 1/3 phía dưới màn hình. Đây không phải là một quy tắc bất di bất dịch, rất nhiều video được sản xuất mà không tuân theo quy tắc này – nhưng đây là một tiêu chuẩn cơ bản trong việc tiến hành làm phim và sản xuất video. Lần sau khi bạn theo dõi chương trình phát sóng tin tức hay phim tài liệu, hãy lưu ý xem quy chuẩn này phổ biết như thế nào.

Phần text xuất hiện ở 1/3 phía dưới thường được chia làm hai loại: phụ đề/chú thích và thẻ định danh. Bạn có thể quan sát cả hai trong ảnh chụp màn hình dưới đây – chúng đã được khoanh đỏ.

   
Phụ đề (Subtitle) / Chú thích (Caption) Thẻ định danh (Identifier)

Phụ đề (subtitle) /chú thích (caption) là phần phiên âm hoặc dịch thuật của lời nói trong video, và thường được phân thành từng câu hoặc cụm từ ngắn gọn. Thẻ định danh (identifier) là phần ghi chú tên người nói – nó giúp xác định ai đang trình bày, nghề nghiệp, chức vụ hoặc xuất xứ của họ. Lower third cũng thường cung cấp thêm những thông tin khác, ví dụ như ngày tháng hoặc địa điểm. Trên thực tế, ngày nay các hãng tin thường cố gắng nhồi nhét rất nhiều thông tin vào phần lower third –

Vậy “chyron” là gì?

Một trong những công ty đầu tiên cung cấp dịch vụ làm title cho video, nôm na là giao diện để tạo ra những dòng tiêu đề trong video, là tập đoàn Chyron, Melville, New York. Họ đã từng rất chiếm ưu thế trong lĩnh vực này nên thuật ngữ “chyron” bắt đầu được sử dụng rộng rãi cho tiêu đề trên màn hình, tương tự như “kleenex” trong công nghiệp giấy ăn và “xeroxing” trong photocopy. Chyron thực tế chỉ là một tên gọi khác của lower third. Tuy chúng vẫn có một vài khác biệt, ví dụ như super, super bar, strap, và name tag – nhưng về cơ bản có thể xem chúng là lower third.

Lower third và chyron có ảnh hưởng gì đến dự án dịch thuật video

Khi bắt tay vào các dự án dịch thuật video – làm phụ đề video, bạn phải biết về lower third hay chyron, super, name tag là gì, bởi vì chúng thường không được liệt kê khi tính phí dịch thuật, nhưng lại có thể trở thành những phát sinh ngoài ý muốn trong quá trình thực hiện. Để tránh chi phí phát sinh thì cần phải xác định rõ với khách hàng các vấn đề liên quan đến lower third trước khi tiến hành công việc.

Người làm phụ đề luôn phải đảm bảo vị trí của phụ đề nằm trong khoảng lower third tiêu chuẩn. Tuy nhiên, thường thì làm phụ đề là công đoạn sau cùng, sau khi đã sản xuất video gốc, cho nên bị hạn chế và tùy thuộc nhiều vào video gốc.

Lời khuyên cho khách hàng

Đối với dịch thuật video mà video gốc đang trong quá trình ghi hình hoặc dựng, chúng tôi thường khuyên khách hàng để ý chừa khoảng trống ở phần lower third cho phụ đề sau này. Một số điểm tiêu biểu:

1 – Đối với phân đoạn phỏng vấn, cần tránh zoom cận cảnh vào gương mặt nhân vật, để sau này khi chèn phụ đề không che mất cằm hoặc miệng của nhân vật, gây mất thẩm mĩ cho sản phẩm video.

2 – Thẻ định danh luôn xuất hiện khi phỏng vấn bằng ngôn ngữ gốc của video, và phần thẻ này cũng cần dịch thuật. Vì vậy phải thu nhỏ size chữ trên thẻ hoặc làm phần thẻ này rộng hơn để có chỗ chèn nội dung dịch vào. Một số nhà sản xuất tạo nên những phiên bản raw không chữ của video và chừa trống phần lower third để thêm phụ đề, chú thích và thẻ định danh vào sau.

3 – Đối với file gốc đã chèn sẵn phụ đề cho một ngôn ngữ. Nếu có thể, hãy dời phụ đề gốc xuống một chút để khi chèn phụ đề thứ hai thì vẫn nằm trong lower third. Nếu không, phải xóa hoặc che phụ đề gốc đi trước khi chèn phụ đề thứ hai vào.

4 – Và lời khuyên cuối cùng là luôn chuẩn bị sẵn sàng tập tin video nguồn dùng để hiệu chỉnh bất cứ khi nào có thể.  Điều này cho phép các biên dịch viên có thể thay thế chữ ở phần lower third một cách nhanh chóng chỉ bằng việc copy paste và mang đến hiệu quả sản xuất tốt nhất. Nếu những tập tin nguồn không có sẵn, biên dịch viên vẫn có thể tạo mask đè lên và chép phụ đề vào, cách làm này cũng sẽ mang lại hiệu quả tốt nhưng lại tốn thời gian hơn.

5/5 - (3 bình chọn)