Tìm Hiểu cơ bản về Tiếng Nhật

Tìm Hiểu cơ bản về Tiếng Nhật

Tiếng Nhật được đánh giá là một trong những ngôn ngữ phức tạp và khó học nhất trên thế giới, là ngôn ngữ phổ biến của gần 120 triệu người Nhật và hơn 2 triệu người nước ngoài trên thế giới, trong đó có 30000 du học sinh và lao động Việt Nam tại Nhật Bản.
Về cơ bản, tiếng Nhật là một hệ thống đa ngôn ngữ chịu nhiều ảnh hưởng của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu.
Hãy cùng Dịch thuật  tiếng Nhật hiểu những đặc điểm, tính chất của tiếng Nhật từ đó có thể hiểu được sự phức tạp của tiếng Nhật.

Bảng chữ cái tiếng Nhật - bảng Hiragana

Bảng chữ cái Hiragana

 

Đặc điểm

Về chữ viết, hệ thống chữ viết tiếng Nhật chịu nhiều ảnh hưởng từ chữ Hán, du nhập vào Nhật Bản trước Công Nguyên. Trong gần 1000 năm, chữ Hán thống trị tại Nhật, và được giữ nguyên 100%, không thay đổi. Vào thời đại Heian (794 – 1192), Chữ Kana ra đời, biến đổi một số quy tắc chữ Hán, dùng chữ Hán để ghi âm tiếng tiếng Nhật, loại chữ này sử đụng chủ yếu trong sáng tác thơ ca, tập thơ nổi tiếng của loại chữ này là tập Manyoshu. Vào cuối thế kỷ IX, dòng chữ Hiragana ra đời dựa trên quy tắc của chữ Kana, đây là chữ viết dành cho phụ nữ Nhật, dùng trong văn học và sáng tác thơ ca, tác phẩm Tập hòa ca (Wakashu) và bộ tiểu thuyết nổi tiếng đầu tiên của Nhật Bản Truyện kể Ghen-ji (Genji monogatari) đều sử dụng loại chữ này. Cùng thời với chữ Hiragana , chữ Katakana cũng ra đời, đây là loại chữ viết dành cho giới quý tộc Nhật Bản sử dụng để đọc kinh phạt, loại chữ này sau được chuẩn hóa và trở thành chữ Quốc ngữ (kokugo) của Nhật sử dụng cho tới ngày nay.

Về ngữ âm, số lượng âm tiết trong tiếng Nhật có 120 dạng khác nhau, mỗi âm tiết đều thể hiện bằng chữ Kana, mỗi âm đều thể hiện bằng chữ Kana, trong đó 21 âm tiết được vay mượn từ bên ngoài. Tiếng Nhật có tất cả 5 nguyên âm: /a, i, u, e, o/ và 12 phụ âm: /k, s, t, g, z, d, n, m, h, b, p, r/ một số lượng khá ít so với các ngôn ngữ khác. Ngoài ra còn có hai âm đặc biệt là âm mũi (N) và âm ngắt (Q). Trong tiếng Nhật, trọng âm cũng giữ một vị trí khá quan trọng. Trọng âm được thể hiện chủ yếu bằng độ cao khi phát âm, và nhờ có trọng âm mà nhiều từ đồng âm khác nghĩa được phân biệt. Tuy nhiên, các phương ngữ lại có sự phân bố trọng âm không giống nhau. Vì vậy, phương ngữ Tokyo đã được lấy làm ngôn ngữ chuẩn.

Về từ vựng, tiếng Nhật vốn có vốn từ vựng phức tạp và đa dạng, vốn từ vựng được chia thành nhiều lớp khác nhau. Lớp từ gốc Hán vay mượn từ Trung Quốc chiếm 60% từ vựng tiếng Nhật, Lớp từ gốc Nhật  được vay mượn từ các ngôn ngữ khác ngoài Trung Quốc, chiếm khoảng 35%, chủ yếu là ngôn ngữ châu Âu: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha được gọi là lớp từ ngoại lai, trong đó tiếng Anh chiểm số lượng lớn nhất, khoảng 60%, nội dung chủ yếu liên quan đến khoa học kỹ thuật, tiếng Pháp liên quan đến mỹ thuật, tiếng Ý liên quan đến âm nhạc, nghệ thuật, các từ gốc Đức liên quan đến y học…

Về ngữ pháp, trật tự câu hoàn toàn đảo lộn so với ngôn ngữ khác, vị ngữ đứng cuối câu là một nguyên tắc bất dịch. Hầu hết các ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng trợ từ và trợ động từ chứ không phải là bằng trật từ từ trong câu. Mặt khác, động từ và tính từ trong tiếng Nhật có sự biến đổi về mặt hình thức bằng cách ghép thêm tiếp vĩ ngữ để tạo thành thời, thể, trạng thái…, nhưng không biểu hiện ngôi và số. Trong hội thoại tiếng Nhật, các ngôi nhân xưng, đặc biệt là chủ ngữ  thường được giản lược một cách tối đa có thể. Điều này là do các ý nghĩa ngữ pháp, nghĩa tình thái trong câu nói đã được biểu hiện ở dạng thức của động từ rồi. Chỉ cần nhìn vào dạng thức của động từ cũng có thể phân biệt được ai là chủ thể của lời nói, ai là đối tượng giao tiếp và mối quan hệ xã hội giữa họ.

Ngoài ra, kính ngữ cũng là một phạm trù ngữ pháp quan trọng của tiếng Nhật. Mặc dù các phương tiện biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật bao gồm cả từ vựng và ngữ pháp, song phương tiện ngữ pháp chiếm tỉ lệ khá lớn. Có rất nhiều định nghĩa về kính ngữ, tựu chung lại, có thể hiểu kính ngữ là các biểu hiện hay các dạng thức ngôn ngữ mà người nói (hoặc người viết) lựa chọn cho phù hợp với tình huống và đối tượng giao tiếp để biểu thị ý kính trọng đối với đối tượng giao tiếp. Kính ngữ thuộc phạm trù từ vựng chủ yếu bao gồm các danh từ, đại từ nhân xưng và một số ít các động từ đặc biệt. Ví dụ, để biểu hiện ngôi thứ nhất có tới 31 từ, biểu hiện ngôi thứ hai có tới 48 từ ở các sắc thái ý nghĩa khác nhau. Kính ngữ được biểu hiện bằng phương tiện ngữ pháp bao gồm các dạng thức của động từ, trợ động từ. Nói chung, có ba dạng chính là: dạng thức kính trọng, dạng lịch sự và dạng khiêm tốn. Trừ một số động từ đặc biệt mà dạng thức kính ngữ của chúng là những từ riêng biệt được quy định, phần lớn động từ trong tiếng.

Tuy nhiên, sử dụng thành thạo kính ngữ là một vấn đề vô cùng khó, ngay cả đối với người Nhật. Để thể hiện được những sắc thái biểu cảm vô cùng tinh tế và phức tạp của kính ngữ, cần có sự am hiểu sâu sắc những đặc điểm tâm lý xã hội của dân tộc Nhật Bản.

Tiếng Nhật tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nhu cầu học tiếng Nhật cũng ngày càng tăng, tiếng Nhật được giảng dạy tại một số trường đại học và cao đẳng như Đại học Ngoại ngữ, Đại học Ngoại thương, Học viện ngoại giao và các trung tâm dạy tiếng Nhật. Hơn nữa, Nhật Bản là nước có vốn đầu tư nước ngoài và vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam, các doanh nghiệp và cán bộ Nhật Bản luôn luôn tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt Nam, nhất là về thủy sản và công nghệ là hai thế mạnh của Nhật Bản. Vì vậy nhu cầu dịch tiếng Nhật tại Việt Nam là rất lớn. Có thể nói tiếng Nhật là ngôn ngữ được nhiều người theo học và phổ biến thứ hai sau tiếng Anh tại Việt Nam và hàng năm có tới hàng ngàn bạn trẻ Việt Nam chọn Nhật Bản để du học và làm việc.

Nguồn tham khảo: inas.gov.vn

Rate this post