Thuật ngữ “the acid test” có nguồn gốc từ đâu?

Nội Dung Chính

The acid test là gì?

Thuật ngữ Acid test là gì và có nguồn gốc từ đâu?

THE ACID TEST là gì? Thuật ngữ THE ACID TEST được người ta sử dụng để kiểm tra, đánh giá giá trị thật sự của vật hay đồ vật. Người ta cũng sử dụng thuật ngữ này để kiểm tra, đánh giá năng lực thật sự của một người hay một tập thể.

Vào thời kỳ lập quốc, nước Mỹ không có nhiều thành phố, thị trấn. Thường những người dân đến định cư ở miền Tây nước Mỹ phải mua hàng hoá tiêu dùng từ những thương nhân buôn bán dạo. Các tay bán dạo chở hàng hoá trên xe ngựa, rao bán hàng ngay trên xe của họ. Việc thanh toán được giải quyết bằng những miếng, thỏi vàng đào được.

Để biết chắc vàng thanh toán thật hay giả, các thương nhân này dùng dao cắt một miếng vàng nhỏ bỏ nó vào dung dịch axit. Nếu quả thật đó là vàng thật, dung dịch đó chẳng chuyển sang màu gì cả. Cách kiểm tra như vậy được gọi là phương pháp kiểm tra (vàng) bằng dung dịch axit. Từ đó xuất hiện thuật ngữ THE ACID TEST.

Sử dụng thuật ngữ THE ACID TEST như thế nào?

Thuật ngữ THE ACID TEST được người ta sử dụng để kiểm tra, đánh giá giá trị thật sự của vật hay đồ vật. Người ta cũng sử dụng thuật ngữ này để kiểm tra, đánh giá năng lực thật sự của một người hay một tập thể.

Huấn luyện viên một đội bóng có thể thông báo với các cầu thủ đội bóng của mình: “Today’s game is the acid test”. Điều đó có nghĩa là đội bóng của ông phải chơi thật tốt để thắng được đội vô địch. Nếu họ làm được điều đó, họ mới thật sự là một đội bóng giỏi.

Trong tài chính, thuật ngữ Acid-test ratio hay Quick test ratio (Hệ số thanh toán nhanh) là một tỉ lệ được tính bằng cách lấy tổng các tài sản có tính thanh khoản cao nhất (tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, và khoản phải thu) chia cho tổng nợ ngắn hạn. Hệ số này chỉ ra liệu một công ty có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho đi hay không. Hệ số thanh toán nhanh là một hệ số khắt khe hơn nhiều so với tỉ lệ thanh toán ngay (current ratio) bởi vì nó đã loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính toán, do hàng tồn kho khó có thể chuyển ra tiền mặt một cách dễ dàng.

5/5 - (2 bình chọn)